Chuông gõ mõ tụng kinh tại gia là một trong những pháp khí quan trọng không thể thiếu đối với những ai thực hiện gia trì (tu tại gia). Âm thanh của chuông vang lên làm tâm hồn con người trở nên thanh tịnh, cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người vẫn còn chưa biết chuông gõ mõ tụng kinh là gì? Hay ý nghĩa chuông trong đời sống con người. Cùng Đúc Chuông Đồng giải đáp những thắc mắc của quý vị trong bài viết dưới đây nhé!
Chuông gõ mõ tụng kinh là gì? Ý nghĩa chuông đồng trong đời sống
Chuông gõ mõ tụng kinh hay còn được biết đến với tên gọi chuông gia trì (hay chuông bát) là loại chuông đồng có kích thước nhỏ nhất thường có thêm bộ mõ bằng gỗ đi kèm dùng khi tụng kinh. Đây là một pháp khí quen thuộc của Phật giáo và thường được sử dụng trong các buổi lễ tại đền, đình, chùa hay nhà thờ, phòng thờ tổ tiên.
Chuông đồng được sử dụng để làm lễ tụng niệm hay làm hiệu lệnh cần thiết khi bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng, giúp mọi người tham gia buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn. Bêb cạnh đó, tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Tuy nhiên, chuông gia trì với kích thước lớn hơn sẽ được dùng trong chùa, còn loại nhỏ được sử dụng tại gia.
Theo Phật giáo, gõ chuông lúc tụng kinh giúp các phật tử tập trung hơn và, giác ngộ kinh Phật. Ngoài ra, tiếng chuông gia trì như có năng lượng, sức mạnh giúp ma quỷ tránh xa, giúp con người hướng thiện. Ở các chùa, mỗi khi tiếng chuông vang lên, các tăng ni, phật tử sẽ cảm nhận được sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn, giúp xua tan mọi muộn phiền trong cuộc sống từ đó hướng tới những điều tốt đẹp.
- Qúy vị tham khảo thêm mẫu Đại Hồng Chung Cho nhà chùa đẹp nhất
Cách thỉnh chuông gõ mõ tụng kinh trong đúng chuẩn tâm linh
Đối với loại chuông gia trì, các quý Phật tử thường thỉnh chuông 6 tiếng. Chú ý thỉnh chuông theo nguyên tắc để tiếng chuông sau gối vào tiếng chuông trước.
Thỉnh 6 tiếng có nghĩa là tượng trưng cho 6 căn thanh tịnh để vào thời khóa tụng kinh. Mỗi lần lễ xá, gia chủ thỉnh một tiếng chuông, khi lễ lạy xuống thỉnh tiếp một tiếng chuông. Khi trán chạm nền chánh điện thì gõ vào vành chuông để âm thanh không vang xa.
Khi đứng dậy đảnh lễ, bắt đầu gõ chuông như sau: Chuông thỉnh trước, sau khi chuông dứt: 4 tiếng gõ cách rời, tiếp theo 2 tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra là hoàn thành bước đầu.
Sau đó chuông mõ hòa vào nhau như sau: Thỉnh 1 tiếng chuông rồi thỉnh 1 tiếng mõ, chuông đủ 3 tiếng thì mõ đánh thêm tiếng thứ 4, tiếng thứ 5 và 6 liền nhau, tiếng mõ thứ 7 dừng cùng lúc với tiếng chuông.
Tóm lại, lễ nghi này phải thực hiện khéo léo, đúng cách và thành tâm. Nếu còn gặp khó khăn khi thực hiện thì gia chủ có thể tìm đến sự giúp đỡ của các sư thầy. Đó là điều mà người hành lễ cần nghiêm chỉnh giữ gìn.
Việc tụng kinh nhất thiết có phải đánh chuông gõ mõ không?
Việc tụng niệm, mục đích là để hiểu nghĩa lý trong kinh, xem Phật dạy những gì, rồi từ đó chúng ta áp dụng vào đời sống hằng ngày. Như thế mới có ích. Vì vậy, khi tụng kinh, chúng ta nên đọc chậm rãi, tâm thanh thản như vậy mới đúng với ý niệm Phật giáo.
Sở dĩ có chuông mõ là để giữ trường canh để mọi người tụng đọc cho có nhịp nhàng hòa âm với nhau, không có kẻ tụng trước, người tụng sau. Nên việc đánh mõ khá quan trọng trong nghi thức lễ bái trong chùa.
Người đánh mõ cần phải học cách đánh sao cho nó giữ trường canh đều đặn. Bởi thế, trong Thiền môn gọi người đánh mõ là Duyệt chúng. Duyệt là vui vẻ, chúng là nhiều người, nghĩa là làm cho mọi người trong thời khóa lễ tụng niệm, tất cả đều được an vui. Như thế, thì người đánh mõ mới có phước. Ngược lại, không biết cách đánh, trường canh nhịp điệu không đều, khi thì nhanh quá, lúc lại chậm quá, làm cho mọi người tụng đọc không hài lòng, nổi phiền muộn. Như thế, thì người đánh mõ càng thêm mang tội.
Còn người giữ bên chuông để thỉnh chuông, gọi là Duy Na. Duy na có nghĩa là người điều khiển buổi lễ. Thường ở chùa, vì có nhiều người tụng niệm, nên cần phải có chuông mõ.
Ngược lại, ở nhà, nếu Phật tử chỉ tụng niệm một mình, thì không cần phải đánh mõ chuông. Nếu như trong nhà đã có mõ chuông, thì khi tụng niệm muốn đánh cũng được. Tuy nhiên, tốt hơn là không cần sử dụng đến những khí cụ nầy. Trường hợp không có thì thôi. Khi tụng niệm, tùy theo sức khỏe và thói quen, tụng lớn tiếng hay nhỏ tiếng hoặc tụng niệm thầm đều được cả.
Nhận biết chiếc chuông gõ mõ tụng kinh chất lượng?
Một chiếc chuông gia trì chất lượng được chế tác hoàn toàn thủ công từ chất liệu đồng thanh khiết, pha thiếc sao vàng với 1 tỷ lệ đạt tiêu chuẩn. Trong đó hàm lượng đồng từ 90 – 95% đối với đồng vàng và đồng dỏ. Mọi công đoạn được thực hiện từ việc tạo khuôn, nấu đồng, đổ đồng, sửa nguội và hoàn thiện. Toàn bộ quá trình phải được thực hiện chuẩn chỉ, khuôn quyết định độ dày mỏng của sản phẩm, quá trình nấu đồng và thiếc quyết định tới tỷ lệ pha. Hai yếu tố này có thể được coi là quan trọng nhất để cấu thành nên một sản phẩm có âm thanh hay, trong mà không bị đục, ngắn.
Sản phẩm có độ hoàn thiện cao với bề mặt được xử lý trau chuốt, nhẵn mịn. Các đường góc được làm cân đối. Đường tròn chuẩn xác, không méo móp hay mép bị vênh cao, thấp lệch nhau. Chuông chất lượng không chỉ nằm ở giá trị thẩm mỹ mà yếu tố quan trọng nhất đó chính là âm thanh. Chuông đồng khi gõ nghe âm rất trầm ấm, êm tai. Để tạo ra được sản phẩm chất lượng như vậy đòi hỏi người nghệ nhân phải có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm, khéo léo và sáng tạo.
Mua chuông gõ mõ tụng kinh ở đâu chất lượng?
Đúc Chuông Đồng là một trong những cái “nôi” của làng nghề đúc đồng truyền thống với những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị truyền đời. Với hơn +1000 công trình lớn nhỏ liên quan đến chuông đồng nhận được sự tin tưởng của các quý phật tử. Tại Đúc Chuông Đồng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà khách hàng đưa ra
1. Độ bền vĩnh cửu
Chất lượng chuông đồng tại Bảo long vô cùng tốt và có kết cấu vĩnh cửu. Duy chỉ có màu sắc là sẽ bị xuống theo tháng năm nhưng điều này càng làm tăng nên vẻ đẹp cổ kính và khẳng định tuổi đời của chuông.
2. Kỹ thuật hoàn thiện tốt
Mẫu chuông tại cơ sở chúng tôi có họa tiết hoa văn tinh xảo, bắt mắt, đường nét mềm mại và phóng khoáng. Bề mặt phải được xử lý nhẵn mịn, không vết rỗ, lỗi. Đồng thời, bố cục, tỉ lệ phải cân đối mới tạo nên một tổng thể thống nhất. Chuông được đúc dày dặn, khối lượng nặng và đạt đỉnh cao về độ tinh tế.
3. Chất lượng âm thanh
Điều làm nên sự khác biệt của Chuông đồng Bảo Long so với các đối thủ cạnh tranh cùng thời đó là chất lượng của âm thanh ngày càng cao hơn và được nhiều ngôi chùa “chọn mặt gửi vàng”. Các dự án đúc chuông được sư thầy, quý phật đánh giá rất cao bởi âm thanh chuông ngân vang, mà lại rất trầm ấm nghe không bị nhói tai.
4. Quy trình nghiêm ngặt, chất lượng đảm bảo
Mỗi quy trình đều quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi chỉ cần sai sót nhỏ cũng đẫn đến chất lượng không đạt chuẩn. Từ đó, đòi hỏi mọi thao tác diễn ra thật chuẩn, tỷ lệ đồng pha phải thật cân đối.
5. Giá thành hợp lý
Người ta thường nói “tiền nào của nấy”, sản phẩm chất lượng thì rất khó có giá rẻ. Nhưng tại Đúc Chuông Đồng luôn đưa ra sản phẩm với giá cả hợp lí, phù hợp với túi tiền của người mua. Chúng tôi là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp chuông đồng không qua đơn vị trung gian.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, quý vi đã hiểu thêm về chuông gõ mõ tụng kinh hay cách thỉnh chuông đúng chuẩn tâm linh. Nếu ban đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi hãy liên hệ ngay Hotline: 0937 522 286 để được tư vấn chi tiết nhất về sản phẩm.